Lăng kính khoa học của Bê tông xi măng

  • Đăng bởi

    kh_8502
  • Thể loại

    Tin tức
  • Ngày đăng

    19/11/2024

Bê tông là gì? Bê tông gồm có những loại nào?

Trong các công trình xây dựng hiện nay, khi thi công sàn, móng hay trụ đỡ, vật liệu bê tông luôn là sự lựa chọn ưu tiên với những đặc điểm nổi bật mà nó mang lại. Nếu trước giờ bạn chưa biết bê tông là gì hay đã từng nghe qua nhưng chưa nắm rõ thì cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Mục lục
  1. Bê tông là gì?
  2. Tính chất của bê tông
  3. Tiêu chí phân loại bê tông là gì?
  4. Các loại bê tông được sử dụng phổ biến trong xây dựng
  5. Bê tông tươi là gì?
  6. Mác bê tông là gì?
  7. Bảng tra mác bê tông
  8. Sản xuất bê tông như thế nào?

Bê tông là gì?

Bạn có thể hình dung, bê tông là một hỗn hợp gồm nhiều vật liệu khác nhau tạo thành, bao gồm đá, chất kết dính (xi măng, thạch cao, vôi…), nước, cát và một số phụ gia khác được trộn theo tỷ lệ nhất định để tạo ra khối bê tông bền, chắc, đông cứng.

Bê tông là gì?

Bê tông là gì?

Hầu hết, khi thi công tất cả các công trình hiện nay, từ nhà ở, hầm xe, chung cư, xí nghiệp… đều sử dụng bê tông cho các công đoạn ở phần thô (sàn, móng, trụ, tường, cấu kiện đúc sẵn…). Trong xây dựng, bê tông có khả năng chịu lực rất tốt nên thỏa mãn cho tính chất của nhiều công trình. Đặc biệt, với bê tông, bạn cũng có thể tạo hình theo thiết kế nên góp phần hình thành kiến trúc đặc sắc cho không gian.

Tính chất của bê tông

Bê tông được sử dụng rộng rãi vì chúng có những ưu điểm vượt trội sau:

– Độ chịu lực rất cao.

– Tính ổn định, bền vững theo thời gian.

– Tạo hình phong phú, đa dạng (đối với bê tông tươi).

– Giá thành khá rẻ

– Bên cạnh đó, bê tông cũng tồn tại một số nhược điểm so với các vật liệu khác:

+ Khối lượng riêng nặng.

+ Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống ăn mòn kém.

Tiêu chí phân loại bê tông là gì?

Các loại bê tông trên thị trường thường được phân loại theo một số tiêu chí sau:

Tiêu chí phân loại

Chi tiết

Theo dạng chất kết dính

  • Bê tông xi măng.
  • Bê tông silicat.
  • Bê tông polime.
  • Bê tông thạch cao.
  • Bê tông dùng các chất kết dính đặc biệt.

Theo công dụng

  • Bê tông cốt thép dùng để đổ móng, sàn nhà…
  • Bê tông thủy làm đập nước, phủ mái kênh…
  • Bê tông nhẹ sử dụng cho mái che…

Theo cốt liệu

  • Bê tông cốt liệu đặc.
  • Bê tông cốt liệu rỗng.
  • Bê tông cốt liệu đặc biệt…

Theo khối lượng/thể tích

  • Bê tông đặc biệt: pv>2500kg/m2.
  • Bê tông nặng: 2200> pv>2500kg/m2.
  • Bê tông tương đối: 1800> pv>2200kg/m2.
  • Bê tông nhẹ: 500> pv>1800kg/m2.

Các loại bê tông được sử dụng phổ biến trong xây dựng

– Bê tông tươi: Bê tông trộn sẵn hay bê tông thương phẩm, chi tiết sẽ được tìm hiểu ở phần sau.

– Bê tông cốt thép: Vật liệu composite kết hợp giữa bê tông và thép. Khi đó, cả 2 sẽ cùng nhau chịu lực. Điều này được hình thành bởi lý do bê tông có cường độ chịu kéo thấp nên cần phối hợp với thép để tăng cường độ chịu kéo lên gấp nhiều lần.

– Bê tông nhựa: Thường được biết đến là loại dùng để làm kết cấu mặt đường và có cấu trúc 3 lớp (tế vi, trung gian, vĩ mô).

– Bê tông thủy công: Bê tông đã được đông cứng, thường dùng trong các công trình liên quan đến thủy lợi.

– Bê tông nhẹ: Có thể hiểu là trần bê tông, sử dụng làm trần nội hay ngoại trong các công trình với ưu điểm trọng lượng nhẹ và cách âm khá tốt.

– Bê tông xi măng: Sự kết hợp giữa bê tông và xi măng, tuy nhiên xi măng sẽ giữ vai trò chủ đạo.

– Bê tông sinh học: Tương tự như bê tông thông thường nhưng được bổ sung thêm một số thành phần phụ và sẽ phát huy tác dụng khi bê tông xuất hiện những vết nứt hoặc bị thấm do trời mưa.

Bê tông trong cống thoát nước

Bê tông tươi là gì?

Bê tông tươi hay còn gọi là bê tông thương phẩm. Xét về thành phần, nó không có quá nhiều sự khác biệt so với bê tông thông thường khi được tạo ra từ những thành phần như nhau. Tuy nhiên, điều khác biệt ở đây là cách thức làm ra hỗn hợp.

Bê tông tươi không được trộn thủ công tại công trình như ta thường thấy khi xây các căn nhà nhỏ mà được hình thành bằng máy công nghiệp. Tức, nó được trộn hoàn toàn bằng máy trộn chuyên dụng tại các đơn vị cung cấp bê tông chuyên nghiệp, sau đó, sẽ có phương tiện chở bê tông đến công trình và chỉ cần đổ trực tiếp. Vì thế, loại này thường được sử dụng cho các dự án lớn như chung cư, tòa nhà, bệnh viện… và cả nhà dân dụng khi được xây cao tầng (đổ móng, sàn).

Bê tông tươi là gì?

Bê tông tươi là gì?

So với phương thức trộn tay truyền thống, việc sản xuất bằng máy móc sẽ đảm bảo tỷ lệ nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ theo công thức chuẩn để tạo ra chất lượng sản phẩm đồng đều nhất.

Mác bê tông là gì?

Sau khi tìm hiểu khái niệm bê tông là gì hay bê tông tươi là gì, bạn không thể bỏ qua một chỉ số quan trọng khi sản xuất bê tông, đó là mác bê tông.

Mác bê tông là đơn vị thể hiện cường độ chịu nén của các mẫu bê tông hình lập phương (15x15x15cm) được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn suốt 28 ngày. Đơn vị tính: kg/cm2.

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là gì?

Thực tế hiện nay, mác bê tông có thể được phân thành nhiều loại: M100, M200, M300, M400, M600, M700… Với sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng mà cụ thể là chất liệu phụ gia thì nhiều đơn vị đã có thể sản xuất được bê tông có mác cao đến M1500. Khi thi công công trình, những dự án nhỏ như nhà ở, trường học thường sử dụng bê tông 250, các dự án lớn hơn thì mác sẽ tăng dần.

Bảng tra mác bê tông

Trong một số sơ đồ thiết kế hạng mục công trình, thay vì thể hiện thông số mác bê tông thì người ta lại ghi chép theo cấp độ bền. Do đó, dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn bảng tra mác bê tông theo cả 2 thông số trên để tránh lúng túng trong quá trình theo dõi, giám sát:

Mác bê tông

Cấp độ bền

Cường độ chịu nén

M50

B3.5

4.50

M75

B5

6.42

M100

B7.5

9.63

M150

B10

12.84

M200

B15

19.27

M250

B20

25.69

M300

B22.5

28.90

M350

B25

32.11

M400

B30

38.53

M450

B35

44.95

M500

B40

51.37

M600

B45

57.80

M700

B50

64.22

M800

B60

77.06

Sản xuất bê tông như thế nào?

– Bước 1: Chọn vật liệu cát, đá, xi măng… theo tỷ lệ thích hợp.

– Bước 2: Trộn đều hỗn hợp.

– Bước 3: Lấy mẫu kiểm tra.

– Bước 4: Vận chuyển đến nơi cần thi công.

– Bước  5: Đổ ván khuôn để đúc bê tông.

– Bước 6: Rung để nén đúng cách.

– Bước 7: Gỡ bỏ khuôn ván sau thời gian thích hợp.

– Bước 8: Thực hiện bảo dưỡng theo phương pháp phù hợp.

Bãi chứa cấu kiện cống bê tông Trường Sơn

Là Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, Cống bê tông Trường Sơn hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về  tông là gì, đặc điểm từng loại và các thuật ngữ liên quan khác. Khi đã hiểu thêm về nó, bạn hãy tự tin lựa chọn và sử dụng loại bê tông thích hợp với từng hạng mục công trình của mình!

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan